1. Quyền khai sinh của công dân
Theo quy định của pháp luật có thể hiểu khai sinh là việc khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước về việc một cá nhân được sinh ra, nhằm xác định danh tính đồng thời công nhận cá nhân đó là một phần của xã hội.
Bất kì cá nhân nào cũng có quyền được khai sinh, điều này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp lý như Bộ luật Dân sự 2015, luật trẻ em 2016. Các văn bản đó đều ghi nhận rằng đây là một trong những quyền cơ bản của con người, không vì bất cứ lí do nào mà có thể từ chối.
Việc đăng ký khai sinh cho con cũng trở thành nghĩa vụ của cha, mẹ, những người trực tiếp chăm sóc trẻ nhỏ (trong trường hợp không xác định được hoặc không còn cha mẹ).
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra là con riêng của vợ hoặc chồng, không phải là con chung trong thời kì hôn nhân. Trong những trường hợp này, trẻ vẫn có quyền được khai sinh như quyền của một công dân bình thường. Việc làm giấy khai sinh cho con khi chưa ly hôn sẽ được tiến hành theo các quy định của pháp luật về hộ tịch và hôn nhân, gia đình.
2. Có được đăng ký khai sinh cho con khi chưa ly hôn không
Một trong những yếu tố quan trọng khi khai sinh cho con đó là xác định cha mẹ của con. Về mặt pháp lý, ngoài việc tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự thì việc xác định cha mẹ cho con còn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau về vấn đề này:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, pháp luật không hạn chế quyền đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn nhưng vấn đề này có thể gặp phải trở ngại do quy định xác định con của Luật Hôn nhân và gia đình.
Nếu cuộc hôn nhân chấm dứt trong êm đẹp thì việc tiến hành khai sinh cho con riêng sẽ vô cùng dễ dàng và thuận lợi. Tuy nhiên trên thực tế có không ít trường hợp vì những mâu thuẫn và hiểu lầm cá nhân, một trong hai bên cố tình dựa vào quy định xác định con của Luật Hôn nhân và gia đình để gây khó dễ cho bên còn lại, làm chậm trễ quá trình khai sinh, thậm chí gây ra nhiều tranh chấp không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thủ tục làm khai sinh cho con riêng để tránh những rắc rối không cần thiết.
3. Cách khai sinh cho con khi cha mẹ chưa ly hôn
Hiện nay, việc khai sinh cho con riêng sẽ được tiến hành theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch 2014, cụ thể bao gồm hai trường hợp là khai sinh không có tranh chấp và trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định cha mẹ con.
3.1. Trường hợp không có tranh chấp
Trường hợp không có tranh chấp được hiểu là trường hợp vợ hoặc chồng đã biết về việc con sinh ra là con riêng và đồng thuận khai sinh cho con theo cha mẹ ruột. Khi đó, thủ tục khai sinh cho con sẽ được tiến hành kết hợp với thủ tục nhận cha mẹ con.
Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định như sau về vấn đề này:
Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Khi đó thủ tục khai sinh được tiến hành như sau:
– Bước 1: Vợ hoặc chồng làm văn bản xác nhận con riêng không phải là con ruột của mình. Văn bản này cần được chứng thực hoặc có ít nhất hai người làm chứng.
– Bước 2: Vợ chồng cùng cha hoặc mẹ ruột của con cùng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện việc khai sinh cho con. Khi đó, hai bên phải nộp các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (Giấy giám định quan hệ huyết thống hoặc văn bản cam đoan xác nhận về mối quan hệ cha, mẹ, con)
Thông thường khi tiến hành thủ tục đối với trường hợp này, cán bộ Tư pháp – hộ tịch sẽ kết hợp thủ tục nhận cha mẹ con. Ngoài ra có những trường hợp mà người mẹ không muốn ghi rõ thông tin thì có thể bỏ trống nội dung thông tin về người cha trong phần đăng ký khai sinh cho con, khi đó tiến hành thủ tục khai sinh cho con như bình thường,
3.2. Trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con
Những trường hợp mà bên còn lại không biết rằng con không phải là con ruột của mình, trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc trường hợp không được biết về việc khai sinh của con riêng đều sẽ được xác định là khai sinh có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con.
Trong trường hợp này khi muốn khai sinh cho con thì căn cứ theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình sẽ được tiến hành như sau:
– Bước 1: Vợ hoặc chồng khởi kiện đến Tòa án yêu cầu để yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ con. Khi đó bên có yêu cầu phải giao nộp các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con phải là văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác.
– Bước 2: Tòa án dựa vào những chứng cứ do hai bên cung cấp đưa ra quyết định công nhận quan hệ cha, mẹ con.
– Bước 3: Vợ hoặc chồng mang quyết định có hiệu lực của Tòa án cùng với hồ sơ đăng ký khai sinh của con đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục khai sinh cho con.
KẾT LUẬN: Trên thực tế việc làm khai sinh cho con riêng không phải là một thủ tục quá mới nhưng lại gặp phải không ít vướng mắc do các bên không hiểu rõ quy định của pháp luật và ngại phiền phức, rắc rối
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn lập Vi bằng cũng như các Dịch vụ pháp lý khác có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:
- Liên hệ Hotline để được tư vấn Thừa phát lại miễn phí 24/7: 0906268228 – 0902130567
Bài viết liên quan