Vi bằng thừa kế di chúc
Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Nhắc đến lập “Di chúc” ẳc hẳn nhiều người chưa quen với việc này nhiều tình huống khi qua đời việc phân chia tài sản thừa kế có thể nảy sinh mâu thuẫn khó có thể lường trước được. Tuy nhiên, khi đã lập xong di chúc rồi thì có cần cần bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực không? Câu trả lời nằm tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”. Nói cách khác đối với di chúc không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, nhưng nếu muốn ghi nhận hành vi lập di chúc của mình nhằm đảm bảo an toàn về mặt pháp lý sau này chúng ta có thể tìm tới Thừa phát lại. Họ sẽ tiến hành lập vi bằng và vi bằng chính là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hà
nh vi lập vi bằng. Tầm quan trọng này đã được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Và Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật”.
Đây sẽ là chứng cứ không thể bác bỏ trong chứng minh việc đã tiến hành lập Vi bằng ghi nhận việc lập di chúc. Minh chứng thông qua, “Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập” được quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:
“1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, chúng ta có thể lựa chọn lập vi bằng để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý và phòng tránh được tối đa các rủi ro khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, giá trị của vi bằng ghi nhận sự việc lập di chúc không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực mà vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh sự thể hiện ý chí thông qua việc lập di chúc làm cơ sở để các bên tuân thủ, bảo đảm nguyện vọng của người lập di chúc được thực hiện đúng hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra mà thôi.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn lập Vi bằng cũng như các Dịch vụ pháp lý khác có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:
- Liên hệ Hotline để được tư vấn Thừa phát lại miễn phí 24/7: 0906268228 – 0902130567