Thu giữ tài sản theo nghị quyết 42/2017/QH14

tau bien 1

Điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm

Khi xảy ra các trường hợp nợ xấu không thể thu hồi mà có tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng có thể tổ chức thu giữ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 thì ngân hàng mới được phép thu giữ:

  • Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như: đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có tài sản bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng; bên có tài sản bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ trước khi hết hạn do vi phạm nghĩa vụ hoặc các trường hợp khác
  • Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm khi có nợ xấu xảy ra
  • Tài sản bảo đảm không phải là tài sản đang tranh chấp, bị kê biên thi hành án hoặc bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin.

Trình tự thu giữ tài sản bảo đảm

Nếu tổ chức tín dụng đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm, trình tự thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tổ chức tín dụng công khai thông tin về tài sản, địa điểm, thời gian thu giữ tài sản bảo đảm trước ít nhất 15 ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm
  • Bước 2: Thu giữ tài sản bảo đảm, chính quyền địa phương và cơ quan công an các cấp nơi thu giữ tài sản bảo đảm sẽ tổ chức việc đảm bảo an ninh tại địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm.

Tổ chức tín dụng có thể thực hiện ủy quyền cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng đó, tổ chức xử lý nợ xấu tiến hành việc thu giữ tài sản bảo đảm.

Quy trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Đối với các khoản nợ tại tổ chức tín dụng, để có thể xử lý theo đúng quy định của pháp luật thì các tổ chức tín dụng cần thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14
  • Bước 2: Trường hợp khách hàng có tài sản bảo đảm sẽ thực hiện thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm
  • Bước 3: Sau khi thu giữ thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm

Trên đây là những quy định của pháp luật về cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Điều kiện để tổ chức tín dụng được thu giữ tài sản bảo đảm và trình tự thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử lý nợ xấu được quy định tại Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn lập Vi bằng cũng như các Dịch vụ pháp lý khác có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:

  • Liên hệ Hotline để được tư vấn Thừa phát lại miễn phí 24/7: 0906268228 – 0902130567

Đường dây nóng (24/7) 090 626 8228