Các trường hợp lập vi bằng phổ biến

XXL height

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.


Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật

Dưới đây là một số trường hợp thường được yêu cầu lập vi bằng rất phổ biến tại Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận:

  • Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà
  • Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê
  • Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm
  • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật
  • Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế
  • Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…
  • Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông
  • Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình
  • Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu
  • Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
  • Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra
  • Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng
  • Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh
  • Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại
  • Xác nhận mức độ ô nhiễm
  • Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện

> Xem thêm: Chi phí lập vi bằng đặt cọc mua bán đất hết bao nhiêu tiền?

Thủ tục lập vi bằng

Bước 1. Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí

Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí
Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí

Quý khách có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn để yêu cầu tư vấn về tình huống của mình. Quý khách có thể yêu cầu ký hồ sơ tại Văn phòng hoặc tại địa chỉ nhà riêng. Văn phòng Thừa phát lại sẽ dựa trên khối lượng công việc và nội dung cần ghi nhận để đưa ra một mức phí phù hợp nhất cho Quý khách.

Quý vị có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại của Công ty TNHH Luật Hưng Hà qua các kênh:

Dịch vụ lập vi bằng Hà Nội – Công ty Luật Hưng Hà

Bước 2. Tiến hành ghi nhận ghi nhận các nội dung cần thiết

Sau khi Quý khách và Văn phòng thống nhất chi phí, chúng ta sẽ lên lịch hẹn và địa điểm để tiến hành việc lập vi bằng. Văn phòng sẽ cử Thừa phát lại tiến hành ghi nhận các nội dung mà Quý khách yêu cầu theo lịch đã hẹn.

Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội. Thông thường, chúng tôi cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng, nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút cần ngay kết quả thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ hết sức.

> Có thể bạn quan tâm: Giá trị của vi bằng là gì? Những trường hợp nào thì lập vi bằng?

So sánh sự khác nhau giữa “Thừa phát lại” và “Người làm chứng”

THỪA PHÁT LẠI NGƯỜI LÀM CHỨNG
Căn cứ pháp lý Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Chủ thể Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 2 NĐ 08/2020)

Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

(Điều 77 BLTTDS 2015)

Nhiệm vụ Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.

(Khoản 1 Điều 36 NĐ 08/2020)

Người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ việc nhất định, và có thể được Tòa án triệu tập để lấy lời khai khi xét thấy lời khai của người làm chứng là cần thiết để giải quyết vụ việc dân sự.

(Điều 78 BLTTDS 2015)

Cách thức thực hiện 

Giá trị pháp lý

Thừa phát lại lập vi bằng theo trình tự, thủ tục luật định. Thừa phát lại ghi nhận sự kiện, hành vi một cách khách quan, trung thực tại thời điểm sự kiện đó được diễn ra, và sau đó mô tả lại vào trong một văn bản riêng biệt, đó là “Vi bằng”.

Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

(Khoản 3 Điều 36 NĐ 08/2020)

Người làm chứng có thể chứng kiến, biết được sự việc bằng cách quan sát, nghe thấy trực tiếp shoặc bằng các hình thức khác.

Đối với một số thỏa thuận, giao kết, người làm chứng có thể ký tên, điểm chỉ trực tiếp lên văn bản thỏa thuận giữa các bên để thể hiện ý chí của mình.

(Điều 78 BLTTDS 2015)

Giải quyết tranh chấp Khi có tranh chấp phát sinh, các bên căn cứ vào Vi bằng để làm chứng cứ hoặc cung cấp Vi bằng của Thừa phát lại cho Toà án. Toà án sẽ căn cứ vào Vi bằng để giải quyết vụ việc mà không nhất thiết phải mời Thừa phát lại và Thư ký nghiệp vụ đã lập vi bằng để đối chất, trừ một số trường hợp mà cơ quan tố tụng xét thấy cần thiết phải triệu tập. Bởi vì bản thân vi bằng đã có giá trị chứng cứ. Vi bằng của Thừa phát lại được lập theo một quy trình thủ tục chặt chẽ, bao gồm nội dung sự việc, hình ảnh các bên tại thời điểm lập vi bằng và các tài liệu chứng minh kèm theo khác, đảm bảo tính khách quan, trung thực và minh bạch của sự việc. Tòa án bắt buộc phải triệu tập người làm chứng đến phiên tòa hoặc các phiên họp để lấy lời khai công khai. Trong trường hợp người làm chứng không thể tham gia hay cố tình lẩn tránh, không có mặt tại Toà án để lấy lời khai, thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ khó khăn hơn và thời gian lâu hơn bình thường.
Nội dung khác Sau này trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại bị giải thể hay bị đình chỉ hoạt động hoặc trường hợp cá nhân Thừa phát lại chết hay mất năng lực hành vi dân sự, thì Vi bằng mà Thừa phát lại đã lập trước đó vẫn có giá trị chứng cứ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người làm chứng chết hay mất năng lực hành vi dân sự, thì họ không thể cung cấp lời khai và các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án diễn ra khó khăn và kéo dài.

 

Đường dây nóng (24/7) 0996 888 881